Đặng Dương Bằng và Khoảnh khắc Thăng hoa (Phần 4)
James Bulman -May
Phó giáo sư- Tiến sỹ Lịch sử nghệ thuật
Khoa Truyền thông và Văn hoá Đại học Copenhagen
Khoa Truyền thông đa văn hoá Đại học Aarhus (Đan Mạch)
Đặng Dương Bằng và khoảnh khắc thăng hoa (Phần 4)
Ánh sáng rực rỡ từ các bông hoa ưa nắng, những mẫu nuy đẹp ngất ngây trong tranh Bằng năng trao quyền cho người thưởng lãm, như thể khuyến khích ta sống hết mình. Cơ thể lộng lẫy như những toà thiên nhiên toả sáng, những cánh hoa bừng nở như hòa quyện với đạo lý vũ trụ bao gồm các yếu tố nữ tính, nam tính, tinh thần và vật chất trong bản ngã. Màn trình diễn xuất sắc và gợi mở của Bằng về hoa nở đa chiều mang lại cho khán giả một thông điệp Mạn đà la: hãy tận dụng tối đa cơ hội mà định mệnh và hiện tại đem đến. Kết hợp các hàm sóng của cá nhân ở mức biểu tượng (bùn đen nuôi dưỡng các cụm hoa của sự giác ngộ) cũng như mức cụ thể (lời mời thưởng thức niềm vui của nghệ thuật thẩm mỹ), các bức hoạ của Bằng làm sống mãi điều bí ẩn vĩnh cửu của nghệ thuật: tìm cách biến sự thăng hoa vô hình thành những khoảnh khắc thức tỉnh dẫu chỉ là thoáng qua.
“Đứng trước những tác phẩm của Giáo sư Đặng Dương Bằng, bạn thấy mình đắm chìm trong một bức họa hậu hiện đại mà ở đó bạn sẽ thấy một “phòng thí nghiệm giả kim trên toan vẽ” tích hợp cùng các DNA được tái tổ hợp từ lịch sử nghệ thuật. Kỹ thuật ‘bricolage’ sáng tạo trên bất kỳ chất liệu nào có trong tay trong tranh của Bằng là sự cộng hưởng cho những chuyển động không ngừng, liên tục giải mã cho những bất ngờ thú vị. Các nhà giả kim thuật sẽ nói rằng các bức tranh siêu hình của Bằng đã chắt lọc được khoảnh khắc vàng của triết học. Với những cửa sổ mở ra tiềm năng chuyển hóa trong tiềm thức thì ta cũng chẳng cần tới gương soi”
Phó Giáo sư, Tiến sĩ James Bulman-May
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây