Giới thiệu
Đặng Dương Bằng đến với hội hoạ từ năm 6 tuổi. Tình yêu nghệ thuật đến với ông từ rất sớm với sự dìu dắt của người bác kính mến, danh hoạ Nguyễn Tiến Chung. Suốt hơn 10 năm tuổi trẻ, Bằng dành phần lớn thời gian của mùa hè để học vẽ tại nhà bác Chung, ước mơ lớn nhất của ông là trở thành hoạ sỹ hoặc một nghệ sĩ. Tuy nhiên, với định hướng từ một gia đình giàu truyền thống học hành và có phần khắt khe, Bằng đã đi theo con đường nghiên cứu trong lĩnh vực Hoá- Sinh, trước khi đến với đam mê của cuộc đời mình.
Năm 1972, sau khi tốt nghiệp khoa Hoá- Sinh trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, đam mê hội hoạ đã thôi thúc Đặng Dương Bằng theo học mỹ thuật nghiêm túc trong 2 năm (1972-1973) với sự dìu dắt trực tiếp của hai người thầy Phạm Viết Song, và Nguyễn Đức Nùng. Năm 1974, ông dành trọn vẹn một năm để theo học kỹ thuật vẽ tranh lụa từ hoạ sĩ bậc thầy và là người cũng có nhiều ảnh hưởng trong phong cách của Đặng Dương Bằng, Trần Đông Lương. Giai đoạn 1972-1982, Đặng Dương Bằng gia nhập và là thành viên của Hiệp hội Mỹ thuật Hà Nội . Ông bắt đầu có các tác phẩm triển lãm nhóm tại các Triển lãm Mỹ thuật Mùa Xuân và triển lãm Phú Khánh tại Hà Nội. Trong giai đoạn này, Đặng Dương Bằng vừa là hoạ sĩ tự do, vừa là nhà sưu tầm nghệ thuật. Ông trở thành người bạn vong niên thân thiết trong nghệ thuật với cố danh hoạ Bùi Xuân Phái. Ngôi nhà của ông tại phố Hạ Hồi, Hà Nội là nơi gặp gỡ và trao đổi nghệ thuật của rất nhiều hoạ sĩ tên tuổi như Bùi Xuân Phái, Trần Đông Lương, và các hoạ sĩ trẻ thời ấy như Vũ Dân Tân, Lê Trí Dũng, Hoàng Hồng Cầm, Nguyễn Đình Dũng
Từ 1980 đến 1990, công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực sản xuất Vaccine tại Viện Vaccine và Sinh phẩm, Nha Trang đã cho Đặng Dương Bằng cơ hội được đi nghiên cứu và học tập tại Úc châu và Châu âu. Trong thời gian này, Bằng đã bắt đầu có những triển lãm cá nhân nhỏ đầu tiên tại Melbourne, Copenhagen và Paris.
Từ 1990 – 1998, Đặng Dương Bằng là nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Di truyền học Phân tử tại Leiden (Hà Lan). Thời gian nghiên cứu, học tập và sinh sống trên cái nôi của COBRA đã cho Bằng những thay đổi mạnh mẽ trong phong cách nghệ thuật của mình. Bằng vẽ hiện đại hơn, phóng khoáng hơn nổi loạn hơn, rực rỡ hơn, nhưng những di sản Á đông, nỗi hoài hương đau đáu về Hà Nội, về những nét đẹp thuần khiết rất Việt Nam lại chính là điểm thu hút của Bằng đối với công chúng Châu Âu. Tranh của Bằng bắt đầu được các gallery tại Paris và Leiden bày bán. Liên tục trong 9 năm, Bằng đã có tới 8 triển lãm cá nhân tại Leiden (Hà Lan) và gần 1000 bức tranh đã được bán. Năm 1997, Bằng là hội viên Hiệp hội Nghệ thuật Leiden (Hà Lan). Giới phê bình nghệ thuật và báo chí tại Hà Lan bắt đầu quan tâm tới Bằng như một hoạ sĩ tiếp nối được những di sản mỹ thuật Việt Nam cổ điển và nghệ thuật đương đại, sau khi rất nhiều tác phẩm của ông được những tập đoàn lớn sưu tầm như hãng Hàng không Hoàng gia Hà Lan KLM.
Kỹ thuật vẽ mực Tàu trên lụa, sơn mài trên giấy báo và những sáng tạo thú vị của Bằng trong việc tạo ra những chất liệu mới mẻ đặc biệt thu hút sự quan tâm của công chúng yêu nghệ thuật Châu Âu. Cũng bắt đầu từ thời gian này, Bằng nhận ra rằng, hội hoạ không chỉ là một đam mê mà còn là liệu trình giúp cân bằng cuộc sống cực kỳ khắc nghiệt của một nhà khoa học. Bằng vẽ ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào ông có thể vẽ, hay nghĩ ra ý tưởng để vẽ: trên cuốn sách đang đọc dở trên máy bay, trên tờ báo ngày mỗi sáng, trên miếng giấy kẹo chocolate vừa ăn. Ông khám phá ra rằng, nghệ thuật và cái đẹp có thể đến từ bất cứ đâu, cho dù đó là bông hoa dại nếu biết cách cắm vẫn có thể mang lại hạnh phúc. Cho dù đó là tờ giấy đã vò nhầu nhưng biết dùng vẫn mang đến cho ta nụ cười.
Từ 1999 tới nay, Đặng Dương Bằng làm việc và sinh sống tại Copenhagen Đan Mạch. Ông được phong hàm giáo sư về Công nghệ Nano trong An toàn và Vệ sinh thực phẩm tại Trường Đại học Bách Khoa Copenhagen, Đan Mạch. Vẫn giữ thói quen ban ngày làm việc tại trường Đại học, và miệt mài vẽ đêm hoặc từ 4h sáng, hầu hết các tác phẩm của Đặng Dương Bằng là những mảnh ghép của những ký ức, những giấc mơ về về mẹ, về Hà Nội yên bình, về những biểu tượng gắn bó với thân phận của hoạ sĩ. Đó là mảnh trăng lưu lạc, là người phụ nữ bên chú mèo Xiêm, là những bình hoa nổi loạn, là kỷ niệm với chú chuồn chuồn ngô ngày bé, và những đoá sen mãnh liệt và thanh tao. Trong 20 năm, Đặng Dương Bằng liên tục có triển lãm cá nhân ở Copenhagen, Paris, Amsterdam, London, New York, Tokyo, Seoul... Gần 3000 bức tranh của Bằng đã được bán trong cuộc đời làm nghệ thuật của ông, hầu hết các tác phẩm thuộc về những bộ sưu tập tư nhân tại: Đan Mạch, Anh, Pháp, Hà Lan, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Úc, Canada và Hoa Kỳ.. Nhiều bức trong số đó nằm trong bộ sưu tập của những người nổi tiếng như Bill Gates, Elton John, hoặc được trưng bày tại những không gian công cộng nổi tiếng sở hữu như Gate Foundation (New York) , KLM office (Hà Lan), Trường đại học Copengagen (Đan mạch), Đại học Odense (Đan Mạch), Ngân hàng Den Dansk bank (Đan Mạch), BRK and Cosi Lyngby (Đan Mạch)
Năm 2018, Đặng Dương Bằng nhận được tài trợ của Hiệp hội nghệ thuật Đan Mạch để thực hiện dự án nghiên cứu kỹ thuật sơn mài Việt Nam, nhờ những cống hiến và sáng tạo của ông trên nền tảng những chất liệu tự nhiên và truyền thống. Cũng trong năm 2018, Đặng Dương Bằng mở studio riêng tại Copenhagen. Đây là nơi ông trưng bày các tác phẩm của mình, bộ sưu tập của những hoạ sĩ hàng đầu Việt Nam, và dự định sẽ là nơi giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật đương đại của các hoạ sĩ Việt Nam và Đan Mạch. Ông gọi studio của mình là “Bridge” – cây cầu nối nghệ thuật và tâm hồn Việt Nam tới phương Tây.
Tháng 9 năm 2019, sau hơn 30 sinh sống, làm việc và sáng tạo nghệ thuật tại Châu Âu, Đặng Dương Bằng trở lại mảnh đất quê hương của mình với triển lãm solo lần đầu tại Việt Nam. “Bến mơ” – bến đỗ của bất cứ giấc mơ nào của Bằng cũng là Việt Nam. Ông đã trở lại quê hương để đưa những tà áo dài, những bình yên phố cổ, những đoá sen ánh vàng rực rỡ trở về với chính mảnh đất sinh ra nó.
Năm 1972, sau khi tốt nghiệp khoa Hoá- Sinh trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, đam mê hội hoạ đã thôi thúc Đặng Dương Bằng theo học mỹ thuật nghiêm túc trong 2 năm (1972-1973) với sự dìu dắt trực tiếp của hai người thầy Phạm Viết Song, và Nguyễn Đức Nùng. Năm 1974, ông dành trọn vẹn một năm để theo học kỹ thuật vẽ tranh lụa từ hoạ sĩ bậc thầy và là người cũng có nhiều ảnh hưởng trong phong cách của Đặng Dương Bằng, Trần Đông Lương. Giai đoạn 1972-1982, Đặng Dương Bằng gia nhập và là thành viên của Hiệp hội Mỹ thuật Hà Nội . Ông bắt đầu có các tác phẩm triển lãm nhóm tại các Triển lãm Mỹ thuật Mùa Xuân và triển lãm Phú Khánh tại Hà Nội. Trong giai đoạn này, Đặng Dương Bằng vừa là hoạ sĩ tự do, vừa là nhà sưu tầm nghệ thuật. Ông trở thành người bạn vong niên thân thiết trong nghệ thuật với cố danh hoạ Bùi Xuân Phái. Ngôi nhà của ông tại phố Hạ Hồi, Hà Nội là nơi gặp gỡ và trao đổi nghệ thuật của rất nhiều hoạ sĩ tên tuổi như Bùi Xuân Phái, Trần Đông Lương, và các hoạ sĩ trẻ thời ấy như Vũ Dân Tân, Lê Trí Dũng, Hoàng Hồng Cầm, Nguyễn Đình Dũng
Từ 1980 đến 1990, công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực sản xuất Vaccine tại Viện Vaccine và Sinh phẩm, Nha Trang đã cho Đặng Dương Bằng cơ hội được đi nghiên cứu và học tập tại Úc châu và Châu âu. Trong thời gian này, Bằng đã bắt đầu có những triển lãm cá nhân nhỏ đầu tiên tại Melbourne, Copenhagen và Paris.
Từ 1990 – 1998, Đặng Dương Bằng là nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Di truyền học Phân tử tại Leiden (Hà Lan). Thời gian nghiên cứu, học tập và sinh sống trên cái nôi của COBRA đã cho Bằng những thay đổi mạnh mẽ trong phong cách nghệ thuật của mình. Bằng vẽ hiện đại hơn, phóng khoáng hơn nổi loạn hơn, rực rỡ hơn, nhưng những di sản Á đông, nỗi hoài hương đau đáu về Hà Nội, về những nét đẹp thuần khiết rất Việt Nam lại chính là điểm thu hút của Bằng đối với công chúng Châu Âu. Tranh của Bằng bắt đầu được các gallery tại Paris và Leiden bày bán. Liên tục trong 9 năm, Bằng đã có tới 8 triển lãm cá nhân tại Leiden (Hà Lan) và gần 1000 bức tranh đã được bán. Năm 1997, Bằng là hội viên Hiệp hội Nghệ thuật Leiden (Hà Lan). Giới phê bình nghệ thuật và báo chí tại Hà Lan bắt đầu quan tâm tới Bằng như một hoạ sĩ tiếp nối được những di sản mỹ thuật Việt Nam cổ điển và nghệ thuật đương đại, sau khi rất nhiều tác phẩm của ông được những tập đoàn lớn sưu tầm như hãng Hàng không Hoàng gia Hà Lan KLM.
Kỹ thuật vẽ mực Tàu trên lụa, sơn mài trên giấy báo và những sáng tạo thú vị của Bằng trong việc tạo ra những chất liệu mới mẻ đặc biệt thu hút sự quan tâm của công chúng yêu nghệ thuật Châu Âu. Cũng bắt đầu từ thời gian này, Bằng nhận ra rằng, hội hoạ không chỉ là một đam mê mà còn là liệu trình giúp cân bằng cuộc sống cực kỳ khắc nghiệt của một nhà khoa học. Bằng vẽ ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào ông có thể vẽ, hay nghĩ ra ý tưởng để vẽ: trên cuốn sách đang đọc dở trên máy bay, trên tờ báo ngày mỗi sáng, trên miếng giấy kẹo chocolate vừa ăn. Ông khám phá ra rằng, nghệ thuật và cái đẹp có thể đến từ bất cứ đâu, cho dù đó là bông hoa dại nếu biết cách cắm vẫn có thể mang lại hạnh phúc. Cho dù đó là tờ giấy đã vò nhầu nhưng biết dùng vẫn mang đến cho ta nụ cười.
Từ 1999 tới nay, Đặng Dương Bằng làm việc và sinh sống tại Copenhagen Đan Mạch. Ông được phong hàm giáo sư về Công nghệ Nano trong An toàn và Vệ sinh thực phẩm tại Trường Đại học Bách Khoa Copenhagen, Đan Mạch. Vẫn giữ thói quen ban ngày làm việc tại trường Đại học, và miệt mài vẽ đêm hoặc từ 4h sáng, hầu hết các tác phẩm của Đặng Dương Bằng là những mảnh ghép của những ký ức, những giấc mơ về về mẹ, về Hà Nội yên bình, về những biểu tượng gắn bó với thân phận của hoạ sĩ. Đó là mảnh trăng lưu lạc, là người phụ nữ bên chú mèo Xiêm, là những bình hoa nổi loạn, là kỷ niệm với chú chuồn chuồn ngô ngày bé, và những đoá sen mãnh liệt và thanh tao. Trong 20 năm, Đặng Dương Bằng liên tục có triển lãm cá nhân ở Copenhagen, Paris, Amsterdam, London, New York, Tokyo, Seoul... Gần 3000 bức tranh của Bằng đã được bán trong cuộc đời làm nghệ thuật của ông, hầu hết các tác phẩm thuộc về những bộ sưu tập tư nhân tại: Đan Mạch, Anh, Pháp, Hà Lan, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Úc, Canada và Hoa Kỳ.. Nhiều bức trong số đó nằm trong bộ sưu tập của những người nổi tiếng như Bill Gates, Elton John, hoặc được trưng bày tại những không gian công cộng nổi tiếng sở hữu như Gate Foundation (New York) , KLM office (Hà Lan), Trường đại học Copengagen (Đan mạch), Đại học Odense (Đan Mạch), Ngân hàng Den Dansk bank (Đan Mạch), BRK and Cosi Lyngby (Đan Mạch)
Năm 2018, Đặng Dương Bằng nhận được tài trợ của Hiệp hội nghệ thuật Đan Mạch để thực hiện dự án nghiên cứu kỹ thuật sơn mài Việt Nam, nhờ những cống hiến và sáng tạo của ông trên nền tảng những chất liệu tự nhiên và truyền thống. Cũng trong năm 2018, Đặng Dương Bằng mở studio riêng tại Copenhagen. Đây là nơi ông trưng bày các tác phẩm của mình, bộ sưu tập của những hoạ sĩ hàng đầu Việt Nam, và dự định sẽ là nơi giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật đương đại của các hoạ sĩ Việt Nam và Đan Mạch. Ông gọi studio của mình là “Bridge” – cây cầu nối nghệ thuật và tâm hồn Việt Nam tới phương Tây.
Tháng 9 năm 2019, sau hơn 30 sinh sống, làm việc và sáng tạo nghệ thuật tại Châu Âu, Đặng Dương Bằng trở lại mảnh đất quê hương của mình với triển lãm solo lần đầu tại Việt Nam. “Bến mơ” – bến đỗ của bất cứ giấc mơ nào của Bằng cũng là Việt Nam. Ông đã trở lại quê hương để đưa những tà áo dài, những bình yên phố cổ, những đoá sen ánh vàng rực rỡ trở về với chính mảnh đất sinh ra nó.
Tiểu sử
Đặng Dương Bằng
- Sinh năm 1951
- Nghề nghiệp: Giáo sư trường đại học Bách khoa Copenhagen (Đan Mạch), hoạ sỹ tự do tại Đan Mạch
- Tự học vẽ tại gia đình với bác là hoạ sỹ Nguyễn Tiến Chung.
- 1972-1973: theo học khoá mỹ thuật 2 năm với các nhà giáo, hoạ sỹ Phạm Viết Song, và Nguyễn Đức Nùng
- 1974: 1 năm học kỹ thuật vẽ lụa với hoạ sỹ Trần Đông Lương
- Năm 1972: Đặng Dương Bằng là hội viên hội mỹ thuật Hà Nội
- 1972-1974: tham gia các triển lãm tranh Xuân, Phú Khánh tại Hà Nội
- 1980-1985: triển lãm cá nhân tại Melbourne (Úc), Copenhagen (Đan Mạch), gallery UNESCO tại Paris(Pháp)
- 1990-2018: 33 triển lãm cá nhân tại các gallery và các sự kiện nghệ thuật tại Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Vương Quốc Anh
- 2019: Triển lãm cá nhân đầu tiên tại quê hương “Bến mơ” tại Fritz Hansen House, TP HCM
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây